Công nghệ in offset là gì? Tất tần tật về in offset hiện nay

Kỹ thuật in offset là gì

In offset là công nghệ in ấn hiện đại được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất hiện nay. Tuy nhiên, in offset là gì hẳn vẫn còn khiến nhiều người ngoài ngành in ấn phải thắc mắc. Liệu nó có những ưu điểm gì vượt trội chăng? Hãy cùng Sắc Hoa Box tìm ra lời giải đáp cho những thắc mắc trên qua bài viết sau đây nhé!

1. Vậy thì công nghệ in offset là gì?

In offset là gì là kĩ thuật in phổ biến nhất hiện nay

In offset là gì – Là kĩ thuật in phổ biến nhất hiện nay

Nếu bạn còn thắc mắc in offset là gì thì in offset là kỹ thật in ấn được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực in ấn hiện nay. Đầu tiên, các hình ảnh dính mực sẽ được ép lên các tấm cao su (tấm offset). Sau đó người ta dùng lực ép của các tấm offset ấy để in hình lên giấy. Kỹ thuật in ấn tiên tiến này khi kết hợp cùng quy trình in thạch bản sẽ cho ra sản phẩm in ấn cho chất lượng tốt nhất, có khả năng chống nước.

Sự thật là in offset đã ra đời từ năm 1875 tại Anh quốc. Qua thời gian cùng sự phát triển vượt bậc của công nghệ, kỹ thuật in offset đã được hoàn thiện rất nhiều. Để cho tới năm 2021, in offset đã trở thành kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất trong ngành công nghiệp in ấn.

Bằng phương pháp in offset này, người ta có thể in tốt trên tất cả các bề mặt như giấy, bìa cứng, carton nhựa hoặc bất kì bề mặt nào có độ phẳng.

2. Tìm hiểu thêm về kỹ thuật in offset là gì?

In offset là một kỹ thuật in gián tiếp nhằm tránh để nước trên mực in tiếp xúc trực tiếp với bản in. Máy in được trang bị các ống hình trụ phủ cao su, đặt tại giữa giấy và tấm in. Miếng cao su có chức năng áp đều lên bề mặt cần in để chuyển mực lên tờ in. Do đó, kỹ thuật in offset mang tới hình ảnh có chất lượng, độ nét cao và sạch hơn những kỹ thuật in trực tiếp khác.  

Từng loại mực in sẽ có các tấm in riêng, cụ thể là 4 màu CMYK ( Cyan, Magenta, Yellow, Black) sẽ có 4 tấm. Các bề mặt được sắp xếp theo màu của bản in. Để giải thích cho câu hỏi in offset là gì, bạn có thể hiểu in offset cơ bản là vận dụng sự tiếp xúc giữa các bề mặt màu, qua đó phối chúng từ những màu cơ bản.

Chính vì vậy chỉ có một tấm in cho một màu, hoa tiết được phơi ra trên tấm in sẽ được máy in bằng màu tương ứng. Sau đó những tấm ấy sẽ được sắp xếp để chèn vào từng bộ phận in phù hợp. Như vậy, máy in sẽ đưa chúng qua 4 đơn vị và in chồng các sắc màu đó lên nhau.

Kỹ thuật in offset là gì

Kỹ thuật in offset là gì ?

Trong máy in offset có 3 xi lanh hoạt động chính là 4 – plate cylinder, 5- blanket cylinder và 7 – impression cylinder. Đầu tiên, tấm in sẽ được xi lanh đĩa kéo dài rồi từ từ đè mực từ hệ thống mực.

Trong quá trình thực hiện in ấn, có những khu vực sẽ được máy in offset xếp chèn sau. Những phần ấy tiếp đó sẽ được bộ phận làm ẩm bằng nước. Còn với hình ảnh đọc bên phải, nó sẽ được lăn về phía trước bởi một tấm cao su gắn trên xi lanh. Cuối cùng, hình ảnh sẽ được máy in offset lăn thêm 1 lần cuối rồi mới đi qua giữa xi lanh in và xi lanh cao su để hoàn thiện bản in.

Sau khi đã hoàn tất in ấn, sẽ có các máy kiểm tra đường thẳng kiểm tra lại màu và mực, cụ thể là những thanh ghi màu và ứng dụng mực.

3. Quy trình công nghệ in offset diễn ra như thế nào?

  1. Bố trí chế bản, xử lý file

Để ấn phẩm đạt hiệu quả cao, đòi hỏi phải có sự cẩn thận, tỉ mỉ trong khâu đầu tiên này. Chế bản có thể hiểu là việc tạo ra bản phim, khuôn in để in.

  1. Bước output film

Bước này cần tới công nghệ  CTF, công nghệ này sẽ biến các dữ liệu số trong máy thành những dữ liệu tương tự film.

  1. Bước phơi bản kẽm

Người ta sẽ sử dụng 4 tấm film đã qua công đoạn trước. Sau đó máy phơi kẽm sẽ loại bỏ những phần tử không cần in dựa theo nguyên lý quang hoá. Đó là những phẩn tử mà ánh sáng không xuyên qua được, hay là chỉ xuyên qua một phần cũng sẽ bị ăn mòn. Một công cụ hữu dụng của bước này có thể kể tới đó là máy ghi kẽm CTP.

  1. In offset

Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình in offset. Như các bạn đã biết in offset là gì, đầu tiên khuôn in sẽ được lắp lên phần lắp bản, sau đó người ta sẽ lựa chọn loai mực thích hợp nhất rồi đưa nó vào máng chứa, dàn đều mực lên lô truyền mực. Tiếp đó là những công cụ như vật liệu in và khay chứa giấy cũng được đưa vào. Trong quá trình căn chỉnh bản kẽm và áp lực lô cao su, người thợ cần phải thật cẩn thận để cho ra bản in chất lượng cao nhất.

  1. Gia công sau khi in

Giai đoạn cuối cùng của quá trình in offset là gì? Đó chính là gia công sau khi in ấn. Giai đoạn này gồm có cán láng và cắt xén. Cán láng sẽ tạo ra độ mịn cho bả in và giúp cho hình ảnh in đẹp hơn. Còn đối với sản phẩm in khổ to thì bước cắt xén sẽ giúp ấn phẩm vuông vắn, đẹp mắt hơn.

4. Vậy còn thùng carton in offset là gì?

Sau khi đã hiểu rõ in offset là gì, thì bạn cũng có thể hình dung ra thùng carton offset là sử dụng công nghệ in offset để in ấn hình ảnh mà doanh nghiệp, đơn vị mong muốn lên các bao bì carton như một hình thức quảng bá thương hiệu.

 

Thùng carton in offset là gì ?Thùng carton in offset là gì ?

Đây cũng là lý do khiến cho thùng carton in offset lại phổ biến và được sử dụng rộng rãi như vậy trên thị trường hàng hoá hiện nay. Thùng carton in offset vừa có thể quảng cáo thương hiệu, vừa giúp bảo vệ sản phẩm trong quá trình vận chuyển của công ty.

5. Phân biệt giữa in offset và in kỹ thuật số

In offset và in kỹ thuật số đều là 2 công nghệ in ấn hiện đại và phổ biến hiện nay. Để có thể so sánh giữa hai công nghệ in này, trước hết bạn phải hiểu in offset là gì, in kỹ thuật số là gì.

Nếu khi in offset, mực in và các hình ảnh được ép lên các tấm cao su (tấm offset) , từ tấm offset đó ép lên bề mặt in; thì với in kỹ thuật số, dữ liệu in được nạp vào máy in và trực tiếp in ra ngay.

Sự khác nhau giữa in kỹ thuật số và in offset là gì

Sự khác nhau giữa in kỹ thuật số và in offset là gì ?

5.1. Sự tương đồng giữa in offset và in kỹ thuật số

  • Đây đều là những công nghệ in ấn hiện đại cho ra những bản in đẹp và sắc nét.
  • In được chữ số, hoạ tiết hay hình ảnh lên bề mặt vật liệu chỉ trong thời gian ngắn với số lượng nhiều.

5.2. In offset và in kỹ thuật số có điểm gì khác biệt

Kích thước của ấn phẩm:

  • In kỹ thuật số có kích thước 19’’ – 29’’
  • In offset có bản in 29’’ – 40’’

Màu sắc của bản in:

Công nghệ in offset sẽ cho ra hình ảnh có màu sắc chân thực, chính xác và sắc nét hơn so với in kỹ thuật số nhờ việc sử dụng một hệ màu nhất định. Song hệ màu của in kỹ thuật số lại có phần đa dạng hơn.

Số lượng ấn phẩm:

Công nghệ in offset có ưu điểm tạo ra số lượng bản in lớn chỉ trong thời gian ngắn. Còn in kỹ thuật số phải chạy từng bản in một mới ra thành phẩm, cho nên thời gian thực hiện sẽ lâu hơn.

Quy trình thực hiện:

Quy trình in ấn của kỹ thuật in offset phức tạp hơn từ khâu thiết kế, ráp film, chụp bản, lắp bản tới vận hành máy in. Còn với in kỹ thuật số, chỉ cần biết cách sử dụng máy in, mọi khâu còn lại sẽ do máy vận hành.

Như vậy, mỗi công nghệ in đều có những mặt vượt trội hơn, tuỳ theo nhu cầu, mục đích in ấn và điều kiện mà mỗi công ty, doanh nghiệp có thể lựa chọn các hình thức in ấn khác nhau sao cho phù hợp nhất.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu in offset là gì và có cái nhìn cụ thể hơn về công nghệ in offset hiện đại và phổ biến này. Nắm được những kĩ thuật và quy trình in ấn sẽ giúp cho bạn có thêm kiến thức để đưa những ấn phẩm vào sản xuất và truyền thông.

Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách hàng vui lòng liên hệ với Công ty Sắc Hoa Box:

Địa chỉ:

  • 10/12 Tân Thới Nhất 10, P.TTN , Q. 12 Tp.HCM
  • VP: 413/22 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, Tp.HCM

Liên hệ: (028) 6670 4555 – 0946 75 75 73

Gmail:

  • baogia.sachoa@gmail.com
  • kinhdoanh.sachoa@gmail.com

Website: www.inhopgiaysachoa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *